cách trị mụn ở mắt đơn giản tại nhà nhanh, mụn lẹo là những chứng bệnh thường gặp ở mắt. Cần phân biệt chắp và lẹo cũng như nguyên nhân mụn lẹo để có biện pháp điều trị nhanh và dứt điểm.
Chắp và lẹo là những chứng bệnh thường gặp ở vùng bờ mi mắt. Hai bệnh này thường bị nhẫm lẫn, tuy nhiên triệu chứng và nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Bệnh làm cho bờ mi đau nhức, phù nề khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi nhìn, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Cần phân biệt chắp và lẹo cũng như nguyên nhân nổi mụn lẹo để có biện pháp điều trị nhanh và dứt điểm. Bạn xem thêm nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh và thực phẩm mát gan giúp ngăn ngừa và trị mụn hiệu quả.
Chắp là một dạng u hạt phát sinh từ việc bít tắc của tuyến của sụn mi. Chất bã trong đó bị ứ đọng và xâm nhập các mô xung quanh, từ đó gây viêm hạt mãn tính. Chắp là một bệnh khá phổ biến và có nhiều dạng. Ở bên ngoài, chắp là một nốt đỏ có độ rắn và kích thước như hạt đậu.
Chắp ở bên trong có hình thái kín đáo hơn, thường nằm phía trong của mí mắt hay còn gọi là kết mạc của mi, chỉ khi nào lật mi lên mới nhìn thấy được, đôi khi có thể thấy cả mủ trắng của chắp. Một số trường hợp bệnh nhân bị đa chắp, nghĩa là có nhiều đầu chắp trên một mi, hai mi hoặc thậm chí là hai mắt.
Các triệu chứng gặp phải khi bị chắp như: mắt sưng, đỏ, đau, khó chịu; sau vài ngày chắp sẽ xẹp xuống thành khối tròn không đau, sau đó lớn dần thành khối màu xám, đỏ ở dưới kết mạc. Bệnh sau vài tháng sẽ tự khỏi.
Thế nào là lẹo?
Lẹo là chứng viêm mắt cấp tính. Nguyên nhân mụn sưng đỏ là do tuyến chân lông mi bị một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylocoque xâm nhập vào gây nên. Khi mới mọc, lẹo làm mắt sưng nhẹ, có cảm giác hơi đỏ, đau, ngứa, sau đó chỗ đau nổi lên một khối to bằng hạt gạo. Lẹo thường xuất hiện và dính chặt ngay bờ mi, khoảng 3 đến 4 ngày sau lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất dễ tái phát, có thể lan từ mi này sang mi khác và gây ứ phù màng.
Các dạng lẹo thường gặp:
Lẹo bên ngoài: là nốt đỏ trên mi mắt, có độ rắn và kích thước như hạt đậu.
Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
Có nhiều nguyên nhân mụn lẹo hình thành như: viêm mi mắt, dùng quá nhiều mỹ phẩm ở mắt, dùng chung khăn mặt. Lẹo có thể tự khỏi nếu biết vệ sinh và giữ gìn đúng cách, không tự ý nặn mủ, rửa mắt bằng nước muối thường xuyên. Tuy nhiên, nếu lẹo sưng đau, khó nhìn, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị.
Không có nhận xét nào: